Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home ~ Kiến Thức Máy Tính ~ Hiểu về ý nghĩa tên, ký hiệu, hậu tố chip Intel trên PC, laptop

Hiểu về ý nghĩa tên, ký hiệu, hậu tố chip Intel trên PC, laptop

Cuộc chiến CPU (vi xử lý) là trận thư hùng của đội xanh Chip Intel và đội đỏ chip AMD. Cuộc chiến chip diễn ra không ngừng nghỉ vì vậy hậu quả là hàng loạt dòng CPU ra đời với vô vàn tên gọi khác nhau khiến người dùng lâm vào ma trận. Nếu bạn là người dùng Intel và muốn hiểu về ý nghĩa tên, ký hiệu, hậu tố chip Intel trên PC, laptop thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của thủ thuật dạo nhé.

I. Tổng quan các dòng CPU Intel.

hieu-ve-y-nghia-ten-ky-hieu-hau-to-chip-intel-tren-pc-laptop-1
1. Intel Core.

Intel Core là CPU dành cho laptop và PC do tập đoàn Intel sản xuất và phân phối trên toàn cầu, Đây là dòng CPU được sử dụng phổ biến nhất của Intel được phân bổ trải dài từ trung cấp đến cao cấp.

Tính đến hết tháng 5/2021, Intel đã, đang và tiếp tục phân phối các dòng chip Core sau đây: Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 và Core X-series.

Tùy từng phân khúc sản phẩm khác nhau mà các dòng CPU Intel Core i được thiết kế sản xuất với kích thước và hiệu năng xử lý khác nhau. Hiện Intel có chủ yếu 4 dòng chip Core i với hiệu năng tăng dần theo thứ tự sau: Core i3, Core i5, Core i7 và Core i9.

Phiên bản đầu tiên của dòng Intel Core được ra mắt là Core Solo và Core Duo được Intel trình làng vào tháng 1/2006. Trải qua quá trình nâng cấp và cải tiến về công nghệ, quy trình sản xuất và thiết kế, đến thời điểm hiện tại dòng chip Intel Core đã ra mắt đến dòng sản phẩm Core i thế hệ thứ 13 sắp sửa ra mắt thế hệ 14.

hieu-ve-y-nghia-ten-ky-hieu-hau-to-chip-intel-tren-pc-laptop-2

1.1 Intel Core i3.

Dòng CPU Intel Core i3 là dòng CPU cho phân khúc máy tính phổ thông với mức giá rẻ, dễ chịu. Thủa ban đầu chip Intel Core i3  có 2 nhân, được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading.

Tuy vậy, các dòng Core i3 thế hệ cũ ko được trang bị công nghệ Turbo Boost cho khả năng tự động ép xung vi xử lý khi chạy tác vụ nặng (nôm na là các tác vụ thông thường sẽ chạy với tốc độ thấp để tiết kiệm pin và tăng xung nhịp để xử lý ở các tác vụ nặng). Đây cũng là lý do các chip Intel Core i3 thế hệ cũ thường chỉ được sử dụng trên những chiếc laptop sinh viên hay PC giá rẻ có hiệu năng xử lý tầm thấp phù hợp với các việc văn phòng nhẹ nhàng.

Kể từ 2017 dòng Intel Core i3 thế hệ thứ 8 đã có bước đột phá khi ra mắt với thông số được nâng lên 4 nhân 4 luồng, tốc độ xung nhịp được nâng lên tới 4GHz, giúp cho máy tính có thể xử lý đa luồng đa tác vụ (làm nhiều việc) cùng một lúc. Bên cạnh đó Intel Core i3 thế hệ thứ 8 cũng là dòng chip Core i3 đầu tiên trong các dòng i3 được trang bị công nghệ Intel Turbo Boost vốn chỉ trang bị trên chip dòng cao hơn cùng với Smart cache với bộ nhớ lên tới 8MB cũng góp phần nâng cao sức mạnh xử lý.

Cho đến hiện tại 2023 dòng vi xử lý Intel Core i3 mới nhất thuộc thế hế hệ thứ 13 đã được nâng lên 4 nhân 8 luồng cho khả năng xử lý đa luồng cực kỳ mượt mà và nhanh chóng thậm chí hơn cả dòng Core i7 thế hệ cũ.

1.2 Intel Core i5.

Mạnh hơn dòng Core i3 đó là Intel Core i5, một dòng sản phẩm thuộc phân khúc trung cấp của nhà Intel. Intel Core i5 thế hệ đầu tiên dành cho PC khởi đầu với 4 nhân và sở hữu công nghệ Turbo Boost, tuy nhiên đáng tiếc 1 số đời đầu lại không được trang bị Hyper Threading.

Sự khác biệt đến từ CPU Core i5 dành cho Laptop số nhân đã bị giảm đi chỉ có 2 nhân nhưng tất cả đều có cả công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading.

Cho đến sau này, khi công nghệ dần cải tiến, số nhân của chip Core i5 đã tăng lên theo các đời từ 4 đến 6 nhân hoặc hơn nữa.

Intel Core i5 thường được trang bị trên các dòng PC, laptop tầm trung cho khả năng xử lý mạnh mẽ hơn so với Intel Core i3. CPU Core i5 cho khả năng xử lý mượt mà những tác vụ từ đơn giản cho đến những tác vụ nâng cao, đa tác vụ, xử lý đồ họa cũng như chơi game khá trơn tru.

Kể từ Intel Core i5 thế hệ 11 Intel đã tích hợp nhân đồ họa thế hệ mới Intel Iris Xe. Nhờ đó, CPU Corei i5 đời 11 trở đi có hiệu năng xử lý đồ họa tăng đáng kể, tốc độ xử lý hình ảnh cho tốc độ nhanh hơn gấp 2,7 lần, chỉnh sửa video nhanh hơn gấp đôi.

1.3 Intel Core i7.

Intel Core i7 là dòng CPU cao cấp nhất những thế hệ đầu tiên. Core i7 thường được trang bị cho các PC hay laptop cao cấp cực kỳ sang trọng hoặc các PC, laptop chơi game với cấu hình siêu khủng long với hiệu năng mạnh mẽ cùng các công nghệ hiện đại.

Toàn bộ CPU Intel Core i7 đều trang bị 2 công nghệ cao cấpTurbo Boost và Hyper Threading. Core i7 khởi điểm với 4 hoặc 6 nhân tùy sản phẩm và số nhân sẽ có xu hướng tăng. Hiện nay, Intel đã nâng cấp và cải tiến Intel Core i7 với 10 12 nhân.

Intel Core i7 thế hệ 13 mới nhất được trang bị 12 nhân 16 luồng mang đến hiệu năng cực kỳ vượt trội và mạnh mẽ với khả năng xử lý đa nhiệm mượt mà trong công việc cũng như trong các game không quá nặng.

1.4 Intel Core i9.

CPU Intel Core i9 còn được gọi thân thương với tên Intel 9 nghìn là dòng chip xử lý mạnh mẽ nhất của dòng Intel Core.

Core i9 được thiết kế dành riêng cho người dùng chuyên nghiệp sử dụng thực hiện các công việc sáng tạo, những người cần sức mạnh xử lý mạnh mẽ nhất như thiết kế đồ họa, làm nhạc, làm phim chỉnh sửa video,… hay những chiếc PC, laptop chơi game cực khủng với đồ họa cao.

Dòng CPU Intel Core i9 được hỗ trợ bộ nhớ DDR4 3200Hz hoặc DDR5 5600Hz, nhanh hơn rất đáng kể so với CPU Intel Core i7 cùng thế hệ. Tốc độ xử lý của Core i9 được đánh giá là nhanh hơn khoảng 10-15% so với bản cao cấp nhất trước đó, xử lý mượt mà khi đa tác vụ cũng như khi sử dụng những phần mềm đồ họa như Photoshop, Illustrator,…

Intel Core i9 cũng là dòng chip đầu tiên được tích hợp công nghệ Intel Turbo Boost Max Technology 3.0 thế hệ mới.

hieu-ve-y-nghia-ten-ky-hieu-hau-to-chip-intel-tren-pc-laptop-4

Các thế hệ CPU Intel Core:

Thế hệ Intel Core Tên Năm ra mắt
Thế hệ 1 Nehalem 2009
Thế hệ 2 Sandy Bridge 2011
Thế hệ 3 Ivy Bridge 2012
Thế hệ 4 Haswell 2013
Thế hệ 5 Broadwell 2015
Thế hệ 6 Skylake 2015
Thế hệ 7 Kaby Lake 2017
Thế hệ 8 Coffee Lake 2017
Thế hệ 9 Coffee Lake Refresh Cannon Lake Whiskey Lake 2018
Thế hệ 10 Ice Lake (Laptop) Comet Lake (PC) Amber Lake 2019
Thế hệ 11 Tiger Lake 2020
Thế hệ 12 Alder Lake 2021
Thế hệ 13 Raptor Lake 2022
Thế hệ 14 Meteor Lake 2023

2. Intel Pentium.

CPU Intel Pentium là dòng CPU tầm trung của Intel dành cho PC và laptop sản xuất ở quy trình 22nm gồm có 2 nhân xử lý hoặc một số ít có 4 nhân xử lý với xung nhịp dao động từ 1,1 GHz đến 3,5 GHz. Khác với Core I thì CPU Pentium không sở hữu công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading.

hieu-ve-y-nghia-ten-ky-hieu-hau-to-chip-intel-tren-pc-laptop-5

Ưu điểm của Pentium là hiệu năng ổn định, thao tác mượt mà, tiết kiệm pin và giá dễ chịu. Tuy nhiên những sản phẩm sử dụng Intel Pentium chỉ phù hợp với người dùng có nhu cầu sử dụng đơn giản, nhẹ nhàng như các nhân viên văn phòng công sở xử lý các phần mềm, tài liệu văn phòng, hay những bạn sinh viên với nhu cầu office, xem phim, nghe nhạc, lướt web,..

Intel Pentium thế hệ Haswell được tăng cường thêm khả năng siêu tiết kiệm pin đồng thời vẫn giữ được hiệu năng ổn định.

Lịch sử Intel Pentium:

Ra đời 1993 thế nhưng 1994 Intel Pentium mới được tung ra thị trường

2015, dòng chip Intel Pentium  bị Intel khai tử.

3. Intel Celeron.

Celeron có thể được coi là phiên bản rút gọn của chip Intel Pentium với mục đích hạ giá thành của con chip này. Intel Celeron đạt hiệu năng khá thấp cũng không được trang bị những công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay Hyper Threading.

Intel Celeron thường chỉ xuất hiện ở những dòng máy tính laptop giá rẻ phục vụ những tác vụ đơn giản như soạn thảo Word, PowerPoint và Excel nhẹ.. lướt web, xem phim, nghe nhạc …

Intel Celeron cũng được nâng cấp lên thế hệ Haswell với mục tiêu tiết kiệm điện.

4. Intel Xeon.

CPU Intel Xeon được nhắm đến các doanh nghiệp cần hạ tầng CNTT mạnh, cần sử dụng máy tính có tính ổn định cao để làm máy trạm hoặc server.

Intel Xeon là dòng CPU mang trong mình nhiều lõi nhất trong các CPU INtel khi Xeon có tối đa 56 lõi, đồng thời bộ nhớ đệm L3 cache Intel Xeon cũng cao (khoảng 15 – 30MB). Bên cạnh đó Xeon cũng cho độ bền cao khi hoạt động 24/24.

Bộ vi xử lý Xeon có sẵn công nghệ siêu phân luồng, hỗ trợ RAM ECC giúp tự phát hiện và sửa lỗi hệ thống tự động.

Với Intel Xeon người sử dụng có thể chạy cùng lúc nhiều CPU hoặc chỉ chạy 1 CPU. Vì nhắm tới môi trường doanh nghiệp yêu cầu độ ổn định cực cao nên giá thành cho những chiếc CPU Intel Xeon thường rất cao.

CPU Intel Xeon lần đầu được sản xuất và ra mắt năm 2013

Hiện tại Intel Xeon có tất cả các dòng CPU đó là Xeon E, Xeon W và Xeon D, Xeon Mở rộng.

hieu-ve-y-nghia-ten-ky-hieu-hau-to-chip-intel-tren-pc-laptop-6

II. Cách đọc tên CPU Intel

Có hằng hà sa số CPU Intel tuy nhiên có một quy ước đặt tên nhất định có quy luật rõ ràng cho các chip này. Tên, ký hiệu, hậu tố chip Intel đều có ý nghĩa nhất định

Công thức chung  đặt tên sản phẩm CPU Intel như sau:

Tên thương hiệu – Dòng sản phẩm – Số thứ tự thế hệ CPU – Số ký hiệu sản phẩm (SKU) – Hậu tố (Đặc tính sản phẩm).

hieu-ve-y-nghia-ten-ky-hieu-hau-to-chip-intel-tren-pc-laptop-7

1. Tên Thương hiệu CPU.

Tên thương hiệu (dòng CPU) sẽ được đặt đầu tiên trong công thức trên. Đay chính là sản phẩm tổng thể mà bộ xử lý được tạo ra.

Ví dụ: Intel Core, Intel Pentium, Intel Celeron hay Intel Xeon.

2. Dòng sản phẩm.

Dòng sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào phân khúc hay đối tượng mà Intel nhắm đến.

Ví dụ:

Dòng CPU Intel Core i với 4 dòng sản phẩm có hiệu năng từ thấp đến cao: i3 => i5 => i7 => i9.
Dòng CPU Xeon có các dòng như Xeon E, Xeon W, Xeon D, Xeon Platinum, Xeon Gold, Xeon Silver, Xeon Bronze…

3. Số thứ tự thế hệ CPU.

Số thứ tự thế hệ CPU Intel đã lên tới 14 thế hệ vì vậy thế hệ mới nhất CPU INtel chính là thế hệ 14. Qua từng thế hệ, các dòng sản phẩm CPU của Intel cũng càng ngày càng được nâng cấp và cải tiến nhiều hơn về công nghệ, tính năng, thiết kế cũng như hiệu năng.

4. Số ký hiệu sản phẩm (SKU).

SKU trên chip Intel đại diện cho hiệu năng của sản phẩm khi so sánh cùng thế hệ và cùng dòng. Điều này thể hiện qua tốc độ xung nhịp của từng xử lý.

Ví dụ: Core i9-9900 tốc độ xử lý sẽ mạnh hơn Core i7-8900

5. Hậu tố (Đặc tính sản phẩm).

Đặc tính sản phẩm sẽ được quy định trong bảng dưới đây:

  • G1-G7 Graphics level Tích hợp bộ xử lý đồ họa thế hệ mới
  • F Requires discrete graphics Không được trang bị GPU (card đồ họa), cần trang bị VGA để xuất hình
  • G Graphics on package Kèm card đồ họa rời
  • H High performance graphics Hiệu năng cao
  • K Unlocked Mở khóa xung nhịp, hỗ trợ ép xung, tăng hiệu suất
  • HK High performance optimized for mobile, unlocked Hiệu năng cao, mở khóa xung nhịp, hỗ trợ ép xung, tăng hiệu suất
  • M Mobile Chip dành cho điện thoại, các laptop business hiện đại, mỏng nhẹ
  • Q Quad-Core Lõi tứ
  • HQ High performance optimized for mobile, quad core Hiệu năng cao, 4 nhân thực
  • MQ Mobile, Quad-Core Chip di động lõi tứ
  • E Embedded Lõi kép tiết kiệm điện
  • S Special (Performance-optimized lifestyle) Phiên bản đặc biệt (Tối ưu hóa hiệu suất)
  • T Power-optimized lifestyle Tối ưu điện năng tiêu thụ
  • U Ultra-low power Tiết kiệm pin, ít tỏa nhiệt
  • Y Extremely low power Siêu tiết kiệm pin, ít tỏa nhiệt
  • X/XE Extreme edition (Unlocked, High End) Nhiều nhân, xung nhịp cao, siêu phân luồng, hỗ trợ ép xung

Tổng kết.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về ý nghĩa tên, ký hiệu, hậu tố chip Intel trên PC, laptop cho các bạn tham khảo. Qua bài viết này thủ thuật dạo hi vọng các bạn phần nào nắm được thông điệp mà đội xanh đem đến cho người sử dụng. Mong bài viết hữu ích với các bạn. Chúc các bạn 1 ngày làm việc học tập đầy hiệu quả.

About Phàm Nhân

Có thể bạn muốn xem

temporary-file-la-gi-xoa-temporary-file-co-lam-tang-toc-may-tinh-7

Temporary File là gì? Xóa Temporary File có làm tăng tốc máy tính

Temporary File là gì mà hay được nhắc đến trong các bài viết tăng tốc ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *